
Sách trắng Bitcoin được lần đầu tiên xuất bản bởi Satoshi Nakamoto năm 2008 và khối Bitcoin đầu tiên được khai thác vào 2009. Vì giao thức Bitcoin là nguồn mở, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện giao thức, fork nó (sửa đổi mã nguồn) và tạo ra phiên bản tiền P2P của riêng họ.
Nhiều phiên bản tiền P2P khác gọi là altcoins nổi lên và cố gắng trở nên tốt hơn, nhanh hơn hoặc ẩn danh hơn Bitcoin. Các dự án blockchain sau này không chỉ thay đổi để tạo ra tiền điện tử tốt hơn mà một số dự án cũng đã cố gắng thay đổi ý tưởng của blockchain vượt quá trường hợp sử dụng tiền P2P.
Các loại Blockchains
Có ý tưởng nổi lên cho rằng blockchain Bitcoin có thể được sử dụng cho bất kỳ loại giao dịch giá trị hoặc bất kỳ loại thỏa thuận nào như bảo hiểm P2P, giao dịch năng lượng P2P, chia sẻ chuyến đi P2P, v.v. Coloured Coins và Mastercoin đã cố gắng giải quyết vấn đề đó dựa trên Giao thức khối bitcoin. Tuy nhiên, dự án Ethereum đã quyết định tạo blockchain riêng, với các đặc tính rất khác so với Bitcoin, tách lớp hợp đồng thông minh khỏi giao thức lõi, cung cấp theo một cách hoàn toàn mới để tạo ra các thị trường trực tuyến và các giao dịch có thể lập trình được gọi là Hợp đồng thông minh.
Các tổ chức tư nhân như ngân hàng nhận ra rằng họ có thể sử dụng ý tưởng lõi của blockchain như một công nghệ sổ cái phân tán (DLT), và tạo một blockchain cần sự cho phép (Private Blockchain hoặc Federated Blockchain), nơi người xác nhận là thành viên của một tập đoàn hoặc các pháp nhân cơ quan riêng biệt. Thuật ngữ blockchain trong bối cảnh sổ cái cá nhân cần sự cho phép đã gây nhiều tranh cãi và tranh chấp. Đây chính là lý do tại sao thuật ngữ công nghệ sổ cái phân tán nổi lên như một thuật ngữ tổng quát hơn.

Private Blockchains rất có giá trị để giải quyết vấn đề về tính hiệu quả, an ninh và gian lận trong các tổ chức tài chính truyền thống. Có vẻ như Private Blockchains không có khả năng cách mạng hóa hệ thống tài chính. Tuy nhiên, các Public blockchain lại đang có tiềm năng thay thế hầu hết các chức năng của các định chế tài chính truyền thống bằng phần mềm, và về cơ bản, nó định hình lại cách thức hoạt động của hệ thống tài chính.
Blockchain công cộng (Public Blockchains)
Các giao thức Public Blockchain hiện đại mà dựa trên các thuật toán đồng thuận Proof of Work (PoW) là nguồn mở và không cần sự cho phép. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia một cách tự do.
- Bất kỳ ai cũng có thể tải mã nguồn xuống và bắt đầu chạy công khai trên thiết bị cục bộ của họ, xác thực các giao dịch trên mạng. Điều đó có nghĩa họ tham gia vào quá trình đồng thuận – quy trình xác định khối nào được thêm vào chuỗi và trạng thái hiện tại là gì.
- Bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể gửi các giao dịch qua mạng và hy vọng sẽ thấy chúng được xuất hiện trong blockchain nếu chúng hợp lệ.
- Bất kỳ ai cũng có thể đọc giao dịch trên trình khám phá khối công khai. Giao dịch nào cũng minh bạch, nhưng chúng được ẩn danh / giả danh.
Ví dụ: Bitcoin, Ethereum, Monero, Dash, Litecoin, Dodgecoin, v.v.
Tác dụng:
- Có tiềm năng phá vỡ các mô hình kinh doanh hiện tại thông qua việc xoá bỏ thực thể trung gian.
- Không có chi phí cơ sở hạ tầng: Không cần duy trì máy chủ hoặc quản trị viên hệ thống, triệt để giảm chi phí tạo và chạy các ứng dụng phi tập trung (dApps).
Federated Blockchains hoặc Consortium Blockchains
Federated Blockchains hoạt động dưới sự lãnh đạo của một nhóm. Trái ngược với Public Blockchain, chúng không cho phép bất kỳ ai có quyền truy cập Internet tham gia vào quá trình xác minh giao dịch. Federated Blockchains nhanh hơn (khả năng mở rộng cao hơn) và cung cấp bảo mật giao dịch nhiều hơn nữa.
Consortium Blockchains chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng. Quá trình đồng thuận được kiểm soát bởi một tập hợp các điểm nút (node) được lựa chọn trước; bạn tưởng tượng một tập đoàn của 15 tổ chức tài chính, mỗi tổ chức hoạt động một điểm nút và trong đó 10 tổ chức phải ký vào mỗi khối để cho khối có hiệu lực. Quyền đọc blockchain có thể được công khai, hoặc hạn chế cho những người tham gia.
Ví dụ: R3 (Ngân hàng), EWF (Năng lượng), B3i (Bảo hiểm), Corda
Tác động:
- Giảm chi phí giao dịch và dữ liệu dư thừa, thay thế các hệ thống cũ, đơn giản hóa việc xử lý tài liệu và loại bỏ các cơ chế tuân thủ bán thủ công.
- Theo nghĩa nào đó, nó có thể được coi tương đương với SAP trong những năm 1990: giảm chi phí, nhưng không gây ra sự rối rắm.
Lưu ý: Một số người cho rằng hệ thống như vậy không thể được định nghĩa là một blockchain. Ngoài ra, Blockchain vẫn còn trong giai đoạn đầu của nó. Không rõ công nghệ sẽ ra sao và sẽ được áp dụng như thế nào. Nhiều người cho rằng Private Blockchains hoặc Federated Blockchain có thể phải chịu số phận như Intranet trong những năm 1990, khi các công ty tư nhân xây dựng mạng LAN hoặc WAN riêng thay vì sử dụng Internet công cộng và tất cả các dịch vụ, nhưng ít nhiều cũng trở nên lỗi thời khi SaaS được giới thiệu trong Web2.
Private Blockchains
Chỉ có một tổ chức được quyền ghi vào blockchain. Quyền đọc có thể công khai hoặc bị hạn chế ở mức độ tùy ý. Các ứng dụng thử nghiệm bao gồm quản trị cơ sở dữ liệu, kiểm toán,… được giữ nội bộ cho một công ty duy nhất và do đó, khả năng đọc công khai có thể trong nhiều trường hợp là không cần thiết. Trong các trường hợp khác, khả năng kiểm toán công khai cũng có thể được thiết kế. Private Blockchains là một cách tận dụng lợi thế của công nghệ blockchain bằng cách thiết lập các nhóm và những người tham gia có thể xác minh các giao dịch nội bộ.
Điều này làm cho private blockchain có nguy cơ bị vi phạm an ninh như trong một hệ thống tập trung. Private blockchain cũng trái ngược với Public blockchain vì không được bảo đảm bởi các cơ chế khuyến khích theo lý thuyết trò chơi. Tuy nhiên, Private blockchains vẫn tỏ ra có ích, đặc biệt là khi nói đến khả năng mở rộng và tuân thủ theo luật pháp của các quy tắc bảo mật dữ liệu và các vấn đề pháp lý khác. Chúng có những lợi thế bảo mật nhất định và các nhược điểm bảo mật khác (như đã nêu ở trên).
Ví dụ: MONAX, Multichain
Tác động:
- Giảm chi phí giao dịch và dữ liệu dư thừa, thay thế các hệ thống cũ, đơn giản hóa việc xử lý tài liệu và loại bỏ các cơ chế tuân thủ bán thủ công.
- Theo nghĩa nào đó, nó có thể được coi tương đương với SAP trong những năm 1990: giảm chi phí, nhưng không gây rối!
Lưu ý: Một số người cho rằng hệ thống như vậy không thể được định nghĩa là một blockchain. Ngoài ra, Blockchain vẫn còn trong giai đoạn đầu của nó. Không rõ công nghệ sẽ ra sao và sẽ được áp dụng như thế nào. Nhiều người cho rằng Privaet blockchain hoặc Federated blockchain có thể phải chịu số phận như Intranet trong những năm 1990, khi các công ty tư nhân xây dựng mạng LAN hoặc WAN riêng thay vì sử dụng Internet công cộng và tất cả các dịch vụ, nhưng ít nhiều cũng trở nên lỗi thời khi SAAS được giới thiệu trong Web2.
Sơ đồ phân loại
Pubic Blockchain | Private/Federated Blockchain | |
Khả năng truy cập |
|
|
Tốc độ |
|
|
Bảo mật |
|
Cần sự chấp thuận trước từ những người tham gia |
Nhận dạng |
|
|
Tài sản |
|
|
Nguồn: Chris Skinner’s Blog
Một cách để phân biệt là giữa Private và Public, hoặc Permissioned và Permissionless. Đôi khi các thuật ngữ này được sử dụng đồng nghĩa, nhưng chúng đề cập đến những thứ khác nhau.
Nguồn: Gavin Wood (2016)
Blockchain của Bitcoin là một nhân tố mới phá vỡ quy tắc cũ vì nó công khai và không cần sự cho phép. Bất kỳ ai trên thế giới đều có thể tải xuống mã nguồn và có thể bắt đầu xác minh giao dịch và nhận được bitcoin thông qua một khái niệm gọi là đào bitcoin. Tất cả các bên liên quan trong mạng bitcoin, những người không biết nhau và không tin tưởng lẫn nhau, được điều phối thông qua một luật khuyến khích kinh tế được xác định trước trong giao thức và tự động thực thi bởi sự đồng thuận của mạng P2P.
Các hợp đồng thông minh trong giao thức blockchain cung cấp một quy tắc phối hợp cho tất cả những người tham gia mà không cần phải tin cậy lẫn nhau trước đó. Trong Private blockchain và permissioned blockchain, tất cả những người tham gia mạng xác thực giao dịch đều phải được biết đến. Các hiệp định pháp lý song phương hoặc đa phương cung cấp một khuôn khổ cho sự tin tưởng, chứ không phải là mã nguồn.
Điều chỉnh và sửa đổi từ: Pavel Kravchenko (2016)
Public Không có quản trị tập trung |
Consortium
Nhiều tổ chức |
Private Một tổ chức |
|
Người tham gia | Không cần sự cho phép
|
Cần sự cho phép
|
Cần sự cho phép
|
Cơ chế đồng thuận | Proof of Work, Proof of Stake,…
|
Thuật toán đồng thuận bỏ phiếu hoặc đa đảng
|
Thuật toán đồng thuận bỏ phiếu hoặc đa đảng
|
Tần suất phê duyệt giao dịch | Dài
|
Ngắn
|
Ngắn
|
USP | Đột phá
|
Cắt giảm chi phí
|
Cắt giảm chi phí
|
Điều chỉnh và sửa đổi từ: Slideshare
Giải pháp cài đặt Blockchain
Có một loạt các phương pháp để triển khai Blockchain hoặc các công nghệ Ledger phân tán khác. Một bức tranh đa dạng của người chơi đã được vẽ ra, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm mà cung cấp khả năng phần mềm ở cấp độ stack cao hơn chính các giao thức blockchain. Mỗi phương pháp đều có những mặt mạnh và thách thức riêng.
Cách tiếp cận | Cách làm | Ví dụ |
Các dịch vụ IT | Làm theo yêu cầu | ConsenSys |
Blockchain đầu tiên | Phát triển dựa trên các công cụ được cung cấp bởi Blockchain | Ethereum, Bitcoin |
Nền tảng của sự phát triển | Công cụ dành cho Chuyên gia CNTT | ERIS, Tendermint, Hyperledger |
Giải pháp theo chiều dọc | Ngành cụ thể | Axoni, Chain, R3, itBit, Clearmatics |
API đặc biệt & Overlays | Khối xây dựng DIY | Blockstack, Factom, Open Assets, Tierion |
Tóm tắt các giải pháp xây dựng blockchain (Nguồn: Coindesk.com)
Blockchain như là một dịch vụ (BaaS)
Thiết lập một môi trường để kiểm tra và nghiên cứu blockchain đòi hỏi một hệ sinh thái với nhiều hệ thống để có thể phát triển nghiên cứu và thử nghiệm. Những ông lớn trong ngành công nghiệp điện toán đám mây như Amazon (AWS), Microsoft (Azure), IBM (BlueMix) đã thấy những lợi ích tiềm năng của việc cung cấp dịch vụ blockchain trên đám mây và bắt đầu cung cấp một số cấp độ sử dụng BaaS cho khách hàng của họ.
Người dùng sẽ được hưởng lợi từ việc không phải đối mặt với vấn đề cấu hình và thiết lập một blockchain để làm việc. Đầu tư phần cứng cũng không cần thiết. Microsoft đã hợp tác với ConsenSys để cung cấp Ethereum Blockchain như một Dịch vụ (EBaaS) trên Microsoft Azure. IBM (BlueMix) đã hợp tác với Hyperledger để cung cấp BaaS cho khách hàng của mình. Amazon thông báo họ sẽ cung cấp dịch vụ này cùng với Nhóm tiền tệ kỹ thuật số. Các nhà phát triển sẽ có một môi trường phát triển blockchain dựa trên đám mây đơn, điều này sẽ cho phép phát triển nhanh các hợp đồng thông minh.
Ví dụ: Accenture, ConsenSys, Cognizant, Deloitte, IBM, PricewaterhouseCoopers (PWC), Ernst & Young.
Blockchain First
Trong trường hợp này, bạn làm việc trực tiếp với các công cụ blockchain có sẵn. Đây là một điều rất khó khăn và tất nhiên nó không phải là cho những người yếu tim. Tuy nhiên, làm việc trực tiếp với blockchain cung cấp một mức độ sáng tạo tốt hơn, ví dụ như trong việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung. Đây là nơi mà các doanh nghiệp đang tạo ra các ứng dụng ngang hàng đầy tham vọng, chẳng hạn như OpenBazaar (trên Bitcoin), hoặc Ujo Music (trên Ethereum).
Ví dụ: Bitcoin, Ethereum, v.v.
Nền tảng phát triển
Đối với hình thức này, bạn bắt đầu với định hướng tiếp cận phát triển, việc bạn cần làm là xây dựng một ứng dụng hỗ trợ được cơ sở hạ tầng blockchain và có thể hoạt động được trên đám mây. Mục tiêu ở đây là phát triển nhanh chóng và bạn chỉ cần tập trung vào khả năng lập trình blockchain.
Một số lựa chọn như: BlockApps, Blockstream, Eris
Ví dụ: EthCore, Hyperledger, Tendermint.
Giải pháp theo chiều dọc
Phân khúc này là nơi chúng ta đã thấy sự biến hóa nhanh nhất trong năm qua, chủ yếu là các dịch vụ tài chính. Các giải pháp này đặc thù theo ngành và chúng dựa trên cơ sở hạ tầng blockchain hoặc sổ cái riêng. Một điểm đáng chú ý ở đây là một số trong số này không phải là blockchain đầy đủ. Thay vào đó, chúng là sổ cái được phân tán và là một tập nhánh của blockchain. Một số thậm chí còn không cần yếu tố đồng thuận, điều này sẽ dẫn đến việc thực hiện một cấp độ khác từ công nghệ sổ cái phân tán.
Ví dụ: Axoni, Chuỗi, Clearmatics, Digital Asset Holdings, itBit, R3.
APIs & Overlays
Cách tiếp cận này sử dụng blockchain như một tài sản, quyền sở hữu hoặc cơ sở hạ tầng ràng buộc nhận dạng. Bạn sẽ xây dựng các ứng dụng tập trung vào chuỗi chứng minh, quyền sở hữu, đăng ký tiêu đề hoặc các dịch vụ cụ thể khác với thành phần dựa trên sự tin cậy.
Ví dụ: Blockstack, Factom, Open Assets, Tierion.
Có thể bạn quan tâm:
Be the first to comment